Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169507

Cây gai xanh- mô hình kinh tế mới trên địa bàn.

Ngày 29/08/2022 15:29:33

Thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đảng ủy xã Hợp Tiến đã ban hành Quyết định số 53- QĐ/ĐU ngày 17/5/2022 về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn xã Hợp Tiến giai đoạn 2022-2025 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.

Với nhiệm vụ làm thay đổi tư duy, suy nghĩ của các hộ dân về việc phát triển kinh tế gia đình, kinh tế hộ. Thành viên Ban chỉ đạo, phối hợp với thôn tiến hành khảo sát thực tế, kết quả hiện có 14 hộ gia đình có tổng quỹ đất khoảng hơn 3 ha tập trung trên 02 địa bàn thôn 4 và thôn 5 có nhu cầu tìm hiểu về cây gai xanh cũng như đầu ra cho sản phẩm.  Trên cơ sở đó,  UBND xã Hợp Tiến đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, trao đổi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân và đưa các hộ dân đi tham quan thực tế Nhà máy An Phước tại xã Cẩm Tú cũng như mô hình vùng cây gai nguyên liệu của nhà máy trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân và xã Thọ Sơn, Triệu Sơn.

Đồng chí Phạm Thị Nho, Trưởng ban chỉ đạo triển khai nội dung tại HN

Các hình ảnh tại nhà máy sản xuất sợi gai An Phước

Trong thời gian tới, UBND xã Hợp Tiến sẽ đấu mối với Nhà máy để triển khai ký hợp đồng cụ thể với các hộ dân.

 

 

  

Cây gai xanh- mô hình kinh tế mới trên địa bàn.

Đăng lúc: 29/08/2022 15:29:33 (GMT+7)

Thực hiện Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đảng ủy xã Hợp Tiến đã ban hành Quyết định số 53- QĐ/ĐU ngày 17/5/2022 về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh trên địa bàn xã Hợp Tiến giai đoạn 2022-2025 và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo.

Với nhiệm vụ làm thay đổi tư duy, suy nghĩ của các hộ dân về việc phát triển kinh tế gia đình, kinh tế hộ. Thành viên Ban chỉ đạo, phối hợp với thôn tiến hành khảo sát thực tế, kết quả hiện có 14 hộ gia đình có tổng quỹ đất khoảng hơn 3 ha tập trung trên 02 địa bàn thôn 4 và thôn 5 có nhu cầu tìm hiểu về cây gai xanh cũng như đầu ra cho sản phẩm.  Trên cơ sở đó,  UBND xã Hợp Tiến đã tổ chức Hội nghị gặp mặt, trao đổi nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân và đưa các hộ dân đi tham quan thực tế Nhà máy An Phước tại xã Cẩm Tú cũng như mô hình vùng cây gai nguyên liệu của nhà máy trên địa bàn huyện Cẩm Thủy, Thọ Xuân và xã Thọ Sơn, Triệu Sơn.

Đồng chí Phạm Thị Nho, Trưởng ban chỉ đạo triển khai nội dung tại HN

Các hình ảnh tại nhà máy sản xuất sợi gai An Phước

Trong thời gian tới, UBND xã Hợp Tiến sẽ đấu mối với Nhà máy để triển khai ký hợp đồng cụ thể với các hộ dân.