Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
169507

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Để tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Hợp Tiến lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết với nội dung chủ yếu sau:

1. Về kinh tế (13 chỉ tiêu)

a) Mục tiêu:

1) Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản năm 2025 đạt 52 tỷ đồng.

2) Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 66 triệu đồng/ người/ năm trở lên.

3) Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ tập trung để  sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025 là 30 ha, trong đó diện tích được ứng dụng công nghệ cao là 2 ha.

4) Sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt 2200 tấn trở lên.

5) Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản 151 triệu đồng/ha.

6) Diện tích lúa chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn, giai đoạn 2021 – 2025 là 65 ha.

7) Diện tích, năng xuất, sản lượng các loại cây trồng chủ yếu năm 2020: Diện tích lúa cả năm 310 ha, năng xuất 61 tạ/ha, sản lượng 1891 tấn. Diện tích ngô 50 ha, năng xuất 46 tạ/ha, sản lượng 230 tấn.

8) Tổng đàn gia súc, gia cầm đến năm 2025 (Trâu: 80 con, bò: 250 con, trong đó bò lai 210 con; Đàn lợn 3000 con, trong đó lợn nái 270 con, lợn thịt 2300 con; Đàn gia cầm trên 25.000 con).

9) Sản lượng nuôi trồng, khai thác thủy sản năm 2025 đạt 90 tấn/năm.

10) Số lượng doanh nghiệp mới được thành lập giai đoạn 2021 – 2025 là 7 doanh nghiệp trở lên.

11) Tỷ lệ tăng thu ngân sách hàng năm đạt 7% trở lên.

12) Tỷ lệ số thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2025 là 100%.

13) Tỷ lệ đường giao thông trên địa bàn (không tính Quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện) được cứng hóa đến năm 2025 đạt 100%.

b) Nhiệm vụ, Giải pháp:

* Tập trung chú trọng việc phát triển thị trường xuất khẩu lao động ở các thị trường lao động như: Nhật bản, hàn quốc, Malayxia nhằm  từng bước giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao đồng tăng  nguôn thu nhập cho địa phương.

- Chủ trương khuyên khích mỗi lao đồng tham gia xuất khẩu lao động khi xuất cảnh sẽ được hỗ trợ ba triệu đồng trên một lao động.

- Phối hợp với các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động có uy tín trên địa bàn để tìm nguồn việc làm có thu nhập cao ở các nước các quốc gia tuyển dụng.

- Khảo sát lại các quỹ đất ngân sách, các Hợp đông giao thầu để điều chỉnh nguồn thu sát với thực tế tăng nguồn thu nhập hàng năm.

Về sản xuất nông nghiệp:

- Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nghị định 35 của chính phủ

Chuyển đổi diện tích cấy lúa sang trồng hoa, cây cảnh và cây ăn quả, rau màu các loại và nuôi trồng thủy sản tại các vùng qui hoạch được uỷ ban nhân dân xã đồng ý và đảm bảo với phương án đã được quy hoạch, phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đất đai và các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, của huyện. Đến nay đã có 2 mô hình, 1 mô hình cá lúa 2 ha ở thôn 1, 1 mô hình rau màu và kinh doanh tổng hợp 3 ha ở thôn 4.

- Tổ chức triển khai chương trình hành động đến cấp ủy chi bộ xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế trong việc Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tiến hành họp dân để bàn cụ thể giải pháp chuyển đổi của từng thôn, vùng đồng sản xuất với phương châm phát huy sự tự nguyện của người nông dân trồng lúa, tranh thủ sự đồng thuận của người dân trong vùng chuyển đổi theo quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; niêm yết công khai khu vực chuyển đổi tại các nhà văn hoá thôn, các nơi tập trung đông người để mọi người đều biết.

- Chuyển đổi diện tích cây trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng có khả năng cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao hơn so với lúa, diện tích vùng chuyển đổi tối thiểu là 5,0 ha/vùng. Một vùng chỉ trồng 1 loại cây hoặc 1 loại sản phẩm phải lớn hơn 50% sản lưởng của vùng, nuôi một đến hai loài thủy sản để tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung và thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Trước mắt trong năm 2020 tập trung chỉ đạo quyết liệt để chuyển đổi được 10 đến 20 ha ở thôn 1, thôn 2 thuộc vùng đồng dân không  cấy lúa vào vụ 10 hàng năm.

- Phát triển cây trồng hàng năm: Tập trung trồng các loại rau ăn lá, rau gia vị, hoa, các sản phẩm nông nghiệp tươi khó vận chuyển, khó bảo quản để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tại các xã trong  khu vực và các khu dân cư liền kề trên địa bàn toàn xã.

- Cây ăn quả: Tập trung sản xuất các loại sản phẩm có nguồn gốc tại địa phương, có thương hiệu trên thị trường như Quất cảnh, Na, Cau, Chuối, cây ăn qủa có múi như bưởi da xanh, bưởi diễn, ổi.

-  Tập trung quan tâm đầu tư hạ tầng đường giao thông nội đồng  bê tông hóa, hệ thống  mương  máng tưới tiêu, hệ thống đường điện phục vụ cho sản xuất vùng chuyên canh hoa cây cảnh. Với diện tích 15 ha ở thôn 3 đã được chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn kiểm tra và chấp nhận đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng và tổ chức sản xuất vào quý 3 năm 2020.

- Khảo sát bổ sung vào phương án sản xuất các vùng đồi lâm nghiệp có bình độ bằng phẳng thích hợp cho việc trồng cây ăn quả để làm cơ sở báo cáo Ủy ban nhân dân huyện xin chủ trương chuyển đổi cây trồng (Vì nội dung này không nằm trong Nghị định 35 của chính phủ) để tập trung phát triển vùng sản xuất cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh. Tổ chức cho 5 hộ có diện tích đất đồi có nhiệt huyết chuyển đổi cơ cấu cây trồng đi thăm quan các mô hình trong huyện, trong tỉnh để vận dụng vào sản xuất, kinh doanh ở địa phương.

- Đối với cây ăn quả, cây bóng mát, cây cảnh: Tập trung vào các nhóm cây như  mít thái, mít Malaysia, mít sơ đỏ ruột đỏ, ổi, cây ăn qủa có múi.

- Cây bóng mát, cây cảnh: Hoa ngọc lan, vú sữa, sao đen, Osaca, Tùng la hán, tùng kim.

Về chăn nuôi:

- Tập trung  chỉ đạo và định hướng cho nhân dân thực hiện việc chăn nuôi tập trung, khuyến khích phát triển các mô hình gia trại:  Chọn con giống có giá trị kinh tế cao dòng ngoại, hướng nạc đối với đàn gia súc, gia cầm, phát triển mở rộng mô hình chăn nuôi Nhím, Chim bồ câu pháp, thỏ đang hiện có trên địa bàn.

- Nuôi trồng thuỷ sản: Tập trung nuôi các loại cá có thị trường như cá Trắm đen, Trắm trắng, cá Rô phi đơn tính, nuôi ốc lồi, nuôi lươn, ếch.

- Tuyên truyền, khuyến khích nhân dân chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi trâu bò thịt và trâu bò sinh sản. Hiện nay đã có 1 hộ gia đình ở thôn 2 có đàn bò số lượng 12 con, trong đó 5 con bò sinh sản.

*  Tuyên truyền, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật và nâng cao nhận thức về mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng:

Các câp ủy Đảng, ban chỉ huy các thôn, tổ chức chính trị xã hội tiếp tục tăng cường công tác phổ biến, quán triệt sâu rộng các Nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy  về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện,  Nghị quyết của Đảng ủy và hội đồng nhân dân xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đẩt trồng lúa sang trông cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp với nuôi trông thủy sản; các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập tới các cấp, ngành, đoàn thể đặc biệt là người nông dân bằng các hình thức như: qua hệ thống tuyên truyền thông tin đại chúng, hội thảo, thảo luận, tổ chức thăm quan mô hình điểm.

* Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền với nhiệm vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

Các cấp ủy Đảng, ban hành nghị quyết chuyên đề cụ thể hóa và thực hiện các nội dung lãnh đạo chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, địa phương, cần quan tâm lồng ghép nội dung, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ động rà soát, xây dựng các kế hoạch chuyền đổi cơ cấu cây trồng trên đât trồng lúa phù họp với thực tiễn của từng thôn, vùng sản xuất.

* Quản lý, xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng chuyển đổi, đảm bảo phát triên bền vững:

Tăng cường công tác quản lý nhà nước từ xã đến thôn đối với các vùng chuyển đổi, quản lý chặt chẽ, ký cam kết việc chấp hành các yêu cầu, điều kiện nguyên tắc chuyển đổi với các hộ thực hiện chuyển đổi; xử lý ngay, xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm trong quá trình chuyển đổi.

Rà soát, kiểm tra, lập biên bản các trường hợp vi phạm về đất đai trên diện tích đã giao cho nhân dân xong nhân dân đã tự ý chuyển đổi từ trồng lúa sang mục đích khác, xây dựng lộ trình yêu cầu các hộ tự tháo dỡ các công trình trái phép

Hướng dẫn, hoàn thiện các thủ tục pháp lý giúp hộ dân thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật. Ủy ban nhân dân xã có  văn bản đề nghị huyện cho phép nhân dân cải tạo vường tạp và đất lâm nghiệm để chuyển đổi cây trồng có hiệu quả.

Các vùng chuyển đổi theo đề án (do các thôn đề xuất); Ủy ban nhân dân xã giao cho ban Nông nghiệp lập qui hoạch chi tiết từng vùng gồm: diện tích chuyển đổi, hệ thống thuỷ lợi, loại cây trồng vật nuôi. Việc qui hoạch gắn với dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung và coi đây là điều kiện tạo đột phá cho tái cơ cấu nông nghiệp.

Căn cứ quy hoạch, xây dựng các đề án phát triển sản phẩm của vùng chuyển đổi theo chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trong vùng chuyển đổi.

Đối với các vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản thâm canh cao. Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các hộ tích tụ ruộng đất sản xuất chăn nuôi theo vùng quy hoạch để có cơ sở xem xét hỗ trợ giảm thầu từ một đến hai năm đầu hỗ trợ hộ có điều kiện đầu tư cho việc nuôi trồng thuỷ sản

* Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ sản xuất, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch:

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến đầu tư liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vói nông dân.

Tham gia các gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của xã ở các diễn đàn hội chợ nông sản do huyện, tỉnh tổ chức.

Xây dựng các vùng chuyển đổi gắn các khu vực du lịch sinh thái, tạo và giới thiệu các tua du lịch đồng quê tại các vùng chuyển đổi để quảng bá sản phẩm nông nghiệp.

* Đổi mới tổ chức sản xuất, thành lập HTX và thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp:

Thành lập các Hợp tác xã trong vùng chuyển đổi theo hình thức tự nguyện cùng hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do từng người dân không thể tự liên kết tiêu thụ sản phẩm được mà cần một tổ chức đại diện cho mình.

Ưu tiên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất các sản phẩm có lợi thế về thị trường tiêu thụ sản phẩm như: trồng hoa, trồng rau trong nhà lưới (cà chua, dưa leo rau, ớt..), Đặc biệt quan tâm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo chuỗi giá trị liên kểt với nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

* Tăng cường công tác khuyến nông, đào tạo nguồn nhân lực:

Thường xuyên cho tham gia các lớp đào tạo tập huấn tham qua mô hình sản xất nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý, tăng cường các hoạt động khuyến nông, thông tin tuyên truyền các mô hình trình diễn.

Phối Hợp với hội nông dân, Hợp Tác xã tập trung hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật và nhận thức về sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường cho nông dân và chủ cơ sở sản xuất nông nghiệp, nhất là đối tượng trực tiếp sản xuất.

2. Về văn hóa - xã hội (07 chỉ tiêu)

a) Mục tiêu:

14) Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm 0,7%.

15) Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5% (Theo chuẩn mới)

16) Tỷ lệ hộ cận nghèo năm 2025 là 6% (Theo chuẩn mới).

17) Tỷ lệ dân số tham gia BHYT trên tổng dân số năm 2025 đạt 95% trở lên.

18) Tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn đến năm 2025 đạt 93%.

19) Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi được tiêm phòng hàng năm đạt 98%.

20) Tỷ lệ gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa năm 2025 là 90%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Tập trung xây dựng và phát triển con người hoàn thiện cả về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc, quan tâm phát triển chất lượng phong trào văn hóa, văn nghệ các tổ chức chính trị xã hội, thôn, khu dân cư.

2. Nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; duy trì nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em.

3. Thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo; việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Quy hoạch hoạch tổng thể khuôn viên cơ sở một, làm cơ sở cho việc dồn hai khu đang hiện có về một khu để dành quỹ đất cho khuôn viên công sở. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin cho các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Phấn đấu thực hiện hoàn thành vào quý 2 năm 2021.

4. Rà soát các hạng mục công trình, cơ sở vật chất phục vụ cho y tế để có kế hoạch đầu tư bổ sung nâng cấp đảm bảo chất lượng y tế, giữ vững chuẩn giai đoạn 2; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cho người dân. Phấn đấu thực hiện trong quý 2 năm 2021.

Thực hiện tốt công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực y tế; thực hiện công bằng, hiệu quả việc tiếp cận sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ hoạt động khám chữa bệnh. Phát triển đông dược và dược liệu. Đẩy mạnh thực hiện bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Triển khai mạnh mẽ các biện pháp kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Đầu tư nâng cao chất lượng phương tiện, thiết bị kỹ thuật và nội dung các chương trình phát thanh, truyền hình. Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin cho cán bộ công chức và truyền thông; áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của ủy ban nhân dân xã, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Bảo đảm an toàn thông tin mạng và hạn chế tác động tiêu cực của thông tin mạng internet.

6. Làm tốt công tác an sinh xã hội đa dạng, ngày càng mở rộng đối tượng thụ hưởng, bảo đảm cho các hộ chính sách đều có mức sống bằng hoặc cao hơn mức trung bình của người dân trên cùng địa bàn nơi cư trú. Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu nhập; xây dựng môi trường, quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ. Tập trung lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, ưu tiên hỗ trợ cho các hộ thuộc diện nghèo.

3. Về môi trường (03 chỉ tiêu)

a) Mục tiêu:

21) Tỷ lệ che phủ rừng 100%.

22) Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đến năm 2025 đạt 100%.

23) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom xử lý đến năm 2025 đạt 100%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Phối hợp với hội Liên hiệp phụ nữ xã tổ chức phát quang hành lang an toàn giao thông ở các trục đường chính của xã đến các đường nội thôn, tuyên truyền vận động người dân chấp hành và bảo vệ hành lang an toàn giao thông nông thôn, trồng hoa, cây bóng mát theo quy hoạch của địa phương. Phấn đẩu trong quý 2 năm 20212.

2. Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên và khoáng sản để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại các khu, dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ  việc khai thác khoáng sản, cơ sở sản xuất chăn nuôi và vùng chuyên canh trồng cây ăn quả; khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân.

3. Xây dựng Phương án xử lý rác thải ở nông thôn trên cơ sở thực hiện quyết định số 21 QĐ-UBND ngày  tháng   năm    của ủy ban nhân tỉnh về thu phí sử lý chất thải rắn trên địa bàn (thực hiện tiêu chí 17.5). Nội dung nay sẽ thực hiện vào quý 3 năm 2020

4.Về An ninh trật tự (01 chỉ tiêu)

a) Mục tiêu:

24) Tỷ lệ khu dân cư đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự năm 2025 đạt 100%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, đẩy mạnh thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Chú trọng công tác xây dựng khu vực phòng thủ gắn với xây dựng nông thôn mới, kết hợp hiệu quả giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh.

- Không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác về chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.

Quan tâm đầu tư khai thác, phát huy tiềm lực vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quốc phòng, quân sự địa phương. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng lực lượng DQTV dự bị động viên đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Về công tác an ninh:

-  Tiếp tục làm tốt công tác bảo vệ an ninh trật tự, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, chủ động trong mọi tình huống; giải quyết kịp thời các vấn đề phức tạp, nổi lên liên quan đến an ninh trật tự, không để trở thành “điểm nóng”. Bảo vệ an toàn các sự kiện chính trị quan trọng và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền trên địa bàn xã.

- Tổ chức đồng bộ, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh, nâng cao chất lượng, công tác điều tra, xử lý tội phạm. Kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, nâng cao tỷ lệ tố giác các loại tội phạm của người dân đạt 77% trở lên, trong đó tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đạt 96% trở lên; nâng cao tỷ lệ giải quyết tin báo tố giác tội phạm đạt 70% trở lên. Phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm và tệ nạn  về ma tuý, đặc biệt là địa bàn giáp ranh với huyện Như Thanh; tiếp tục tuyên truyền việc chấp hành luật giao thông đường bộ cho người dân, cán bộ công chức chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ 100%, phấn đấu giảm tối đa tai nạn giao thông.

-  Xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự. Đầu tư cở sở vật chất, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

- Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân. Tiếp tục duy trì tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật.

5. Về xây dựng Đảng (02 chỉ tiêu)

a) Mục tiêu:

25) Tổng số đảng viên được kết nạp trong nhiệm kỳ 2020-2025 là 20 Đ/c.

26) Tỷ lệ chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ bình quân hàng năm 80%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 4 mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ bảo đảm thiết thực, hiệu quả, mỗ chi bộ hàng năm kết nạp được từ 1 đảng viên trở lên; xây dựng các chi bộ, Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

2. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, quán triệt phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

Gắn công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ đảng viên với các phong trào thi đua yêu nước.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp; tổ chức Đảng và mỗi đảng viên phải nhận thức đúng đắn về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, tích cực, tự giác trong tự kiểm tra và kiểm tra, giám sát theo đúng quy định của Đảng. Thực hiện đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát với phương châm “Giám sát phải mở rộng”, “Kiểm tra phải có trọng tâm, trọng điểm”.

4. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận của hệ thống chính trị; đẩy mạnh Phong trào thi đua "Dân vận khéo", chỉ đạo có hiệu quả các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực. Tăng cường công tác dân vận chính quyền; thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa chính quyền với Ban Dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.

5. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; phát huy vai trò nòng cốt trong việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội từ xã đén thôn và quần chúng nhân dân trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tích cực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; phát huy vai trò của cá nhân tiêu biểu, người có uy tín, lực lượng cốt cán trong cộng đồng dân cư, các dòng họ. Hàng năm mỗi đoàn thể phát triển nguồn, giới thiệu cho Đảng kết nạp được 1 đảng viên trở lên.

C. CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM

Chương trình 1:

I. Mục tiêu: Tập trung, tích tụ chuyển đổi diện tích đất lúa sang nuôi trồng cây có giá trị kinh tế cao, ưu tiên phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại và ưu tiên phát triển ngành nghề – Dịch vụ thương mại nhằm nâng cao thu nhập cho nhân dân.

II. Nhiệm vụ, giải pháp:

1. Phát huy tối đa lợi thế của từng vùng sản xuất cây trồng vật nuôi, từng địa bàn thôn, tình hình thổ nhưỡng của từng vùng đồng canh tác sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa.

2. Phát huy tối đa hiệu quả của các dự án chăn nuôi quy mô gia trai như gia trại nuôi chim bồ câu pháp, gia trại nuôi nhím thôn 4, đã được và đang đề nghị nhà nước đầu tư; tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng đề án phát triển sản xuất hoa cây cảnh năng xuất và hiệu quả, xem đây là vùng phát triển kinh tế trọng điểm của địa phương. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế, mời gọi các doanh nghiệp sản xuất cây dược liệu, các loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất ở thôn 2, thôn 3 với diện tích 10 ha trở lên. Đặc biệt, tăng cường mở rộng liên kết vùng, hộ  trong sản xuất chăn nuôi  trước hết trong phạm vi của địa phương nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp  trong khâu  tiêu thụ hàng hóa nông sản và khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển kinh tế.

3. Đẩy mạnh các giải pháp nhằm khơi thông nguồn vốn tín dụng bằng cách chủ động lập dự án, hướng dẫn nhân dân lập phương án sản xuất cụ thể đề xuất ngân hàng cho vay vốn theo dự án; tập trung vốn cho vay đối với các ngành, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ các khoản vay tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Chương trình 2:

I. Mục tiêu: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, nâng cấp đường giao thông nông thôn, giao thông thuỷ lợi nội đồng theo hướng bê tông bền vững; đầu tư nâng cấp các đường giao thông đã xuống cấp. Đầu tư nâng cấp đường giao thông đã xuống cấp theo tiêu chí nông thôn mới.

II. Nhiệm vụ, giải pháp:

Về giao thông:

1. Tranh thủ sự hỗ trợ từ nguồn vốn của Trung ương, thu hút các nhà đầu tư tư nhân, tranh thủ nguồn vốn ngân sách Tỉnh, huyện, để đầu tư phát triển mạnh hạ tầng giao thông, đồng thời quy hoạch mặt bằng sử dụng đất bám vào các trục đường giao thông, đầu mối giao thông, đầu tư xây dựng hạ tầng để tăng nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất phục vụ cho việc đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo mục tiêu, chỉ tiêu về đích Nông thôn mới vào năm 2021.

2. Thực hiện việc tuyên truyền vận động cán bộ, nhân dân tham gia hiến đất, cây hoa lơi trên đất để tiến hành bàn giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công thực hiện dự án làm đường liên xã theo nguồn vốn của dự án được sở giao thông vận tải làm chủ đầu tư trên địa bàn đầu tháng 4/ 2020.

 3. Khảo sát tổng thể các tuyến đường giao thông hiện có của các thôn, đường liên xã còn thiếu, chưa đủ quy chuẩn  để có kế hoạch xin hỗ trợ nguồn bổ sung sửa chữa nâng cấp, đắp lề đảm bảo tiêu chí 02 về giao thông theo tiêu chuẩn vào quý 3 năm 2020. Hiện tại các tuyến đường của xã còn lại: Tuyến đường 514 đi thôn 1; tuyến đường 514 đi thôn 3, tuyến đường sân bóng đi trường mầm non; tuyến đường cống chéo đi thôn 3, thôn 4. Hiện tại xã đang khảo sát, thiết kế để tổ chức thi công bằng nguồn vốn hỗ trợ xã đặc thù trong xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn đối ứng của địa phương.

Về thủy lợi:

Trên cơ sở định hướng về phát triển kinh tế - xã hội nghị quyết đảng bộ đã đề ra. Tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cấp hệ thống kênh mương tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chú trong quan tâm nâng cấp đầu tư các tuyến kênh mương phục vụ cho vùng sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao để chủ động nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất. Tranh thủ đề xuất với ủy ban nhân dân huyện xem xét, quan tâm, ưu tiên hỗ trợ nguồn ngân sách huyện, tỉnh  đầu tư cho hệ thống thủy lợi nội đồng của địa phương. Cụ thể là hơn 3 km xây dựng mương bê tông tưới, tiêu từ đập vạn thắng đến thôn 2, đồng thời huy động tối đa nguồn đóng góp đối ứng của nhân dân để tập trung xây dựng và hoàn thiện tiêu chí 03 về thủy lợi vào quý 1/2021.

D. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ xã đến thôn  quán triệt tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng xã và Chương trình hành động này, bảo đảm đồng bộ, khả thi, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm, rõ lộ trình, rõ trách nhiệm linh hoạt các giải pháp để triển khai thực hiện có hiệu quả.

2. Ủy ban nhân dân, các ban ngành trong xã và các thôn, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện và theo dõi , định kỳ báo cáo tình hình thực hiện ác chỉ tiêu vào ngày 25 hàng tháng gửi về văn phòng Đảng ủy để tổng hợp báo cáo ban thường vụ Đảng ủy.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong  xã, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân; tích cực phát động và hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu xã Hợp Tiến lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra.

4. UBND xã, các ban ngành đoàn thể, các thôn, chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị mình được giao và đề xuất với ban thường vụ các giải pháp để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, được Đảng ủy, HĐND xã đã quyết nghị. Các đơn vị nêu trên, nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước Đảng ủy.

5. Hàng tháng văn phòng Đảng ủy tham mưu cho thường trực Đảng ủy có kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình hành động này.

6. Thường trực Đảng ủy chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình hành động để kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện.


PHỤ LỤC 1                              

 

DANH MỤC ĐỀ ÁN THỰC HIỆN

NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ LẦN THỨ XX

NHIỆM KỲ 2020 - 2025

 

 

STT

Lĩnh vực

Danh mục

Cơ quan tham mưu

Thời gian thực hiện

1

Kinh tế

 

1. Phương án bổ sung chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo nghị định 35 của chính phủ.

 

2. Đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ đất trồng lúa sang trồng cây hàng năm khác, cây lâu năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản giai đoạn  2020-2025, định hướng đến 2030.

 

 

 

  Ban nông   nghiệp xã

Năm 2020

2

Xã hội

 

1. Phương án thực hiện và triển khai thu quỹ và sử lý rác thãi rắn theo quyết định 21 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

  2. Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn xã Hợp Tiến giai đoạn 2020 - 2025.

Ban nông nghiệp, Bộ phân một cửa

Năm 2020

3

Quốc phòng - an ninh; nội chính

Đề án tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030.

UBND

Năm 2020

4

Xây dựng Đảng, chính quyền

 

1. Kế hoạch nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân xã

 

 

 

 

 

TT HĐND

Năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

 

GIAO CHỈ TIÊU TÍCH TỤ RUỘNG ĐẤT VÀ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT LÚA

SANG NUÔI TRỒNG CÂY, CON CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ CAO

                                                                 Đơn vị giao: ha

STT

Đơn vị

thôn

Tổng chỉ tiêu

 

Trong đó

Trồng trọt

 

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Tích tụ

1

1

10

5

 

1

4

2

2

3

3

 

 

 

3

3

15

10

 

2

3

4

4

10

4

1

2

3

5

5

3

2

 

1

 

Tổng

41

24

1

6

10

 

PHỤ LỤC 3

GIAO CHỈ TIÊU CÁC TIÊU CHÍ NTM, GIAO THÔNG NỘI ĐỒNG,

 DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

 

STT

Đơn vị

thôn

 Đạt chuẩn NTM

 

Giao thông nội đồng

Dịch vụ TM

1

1

2024

2020

02 cửa hàng *

2

2

2022

2020

 

3

3

2023

2020

 

4

4

2025

2021

 

5

5

2025

2021

 

 

Ghi chú*: 01 cửa hàng cung ứng lúa gạo an toàn, 01 cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn.

 

 

PHỤ LỤC 4

 

GIAO CHỈ TIÊU CHO CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ

ĐẢM NHIỆM CÁC TIÊU CHÍ CHƯA ĐẠT THEO CHUẨN NTM

 

STT

Tiêu chí

Đơn vị, cá nhân đảm nhiệm

Ghi chú

1

Số 2 về giao thông

Đ/c: CT UBND xã

 

2

Số 5 về trường học

Đ/c: PBT TT Đảng ủy

 

3

Số 6 về cơ sở văn hóa

Đ/c: Bí thư Đảng ủy

 

4

Số 7 về cơ sở hạ tầng nông thôn

Đ/c: PCT UBND xã

 

5

Số 10 về thu nhập

Đ/c: PCT HĐND xã

 

6

Số 17 về môi trường

Hội PN, Hội ND

 

 

GIAO MỘT SỐ TIÊU CHÍ NTM

CẦN RÀ SOÁT LẠI CHO CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ

 

STT

Tiêu chí

Đơn vị, cá nhân đảm nhiệm

1

Số 3 về thủy lợi

Đ/c: CC Địa chính NN - môi trường, Giám đốc HTX

2

Số 11 về hộ nghèo

   Đ/c: CCVH, các trưởng thôn, BT chi bộ

3

Số 14 về giáo dục

Đ/c: PCT UBND xã, CCVH-XH, Hiệu trưởng các trường

4

Số 15 về y tế

Đ/c: CCVH-XH, Trạm trưởng Trạm y tế

5

Số 16 về văn hóa

Đ/c: CCVH-XH